Search This Blog

Thursday, November 20, 2014

Những điểm nhấn của năm 2014



Sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian tăng dần #1 là sự kiện gần nhất và #9 là sự kiện xa nhất.



#1 Tổ chức quốc khánh hoành tráng bị chỉ trích khi nền kinh tế đang suy thoái



Chính phủ tổ chức bắn pháo hoa ở 30 quận ở Hà Nội trong ngày 7 tháng 10 để ăn mừng sự kiện 60 năm độc lập khỏi ách thực dân Pháp. Tuy nghiên, một vài tranh cãi lên án sự kiện là một sự "suy đồi" và lãng phí khi nền kinh tế đang đánh dấu một sự trượt dốc. Nhiều trẻ em không thể đến trường do không thể trả học phí, đặc biệt là những vùng xa xôi hẻo lánh, Blogger Pham Thanh Nghiem nói. Ông phát ngôn với đài tự do Châu Á ở Việt Nam. Được báo cáo gia tăng 5.2% trong năm 2013, Euromonitor Int. dự đoán rằng con số thật tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ dừng lại ở mức 0.2% năm nay.


#2 Xe giá rẻ không hấp dẫn người tiêu dùng





Xe giá rẻ thất bại trong việc thu hút người tiêu dùng, nhiều người Việt Nam đánh đồng giá với chất lượng thấp. Trong năm 2009, Xe Chery QQ3 của TQ được nah65p khẩu vào thị trường Việt Nam với giá niêm yết VND 195 triệu (US $ 9,200). Tuy nhiên, cả năm 2013 chỉ có một chiếc được bán và không chiếc nào khác được tiêu thụ trong năm 2014. Bỏ ngoài tai tiền lệ xấu của xe giá rẻ, một doanh nhân địa phương đang lên kế hoạch nhập khẩu xe Tata's NaNo của hãng Ấn Độ, là mẫu xe giá rẻ nhất thế giới về Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều thông tin thị trường cho thấy, người Việt Nam ưu ái cho những dòng xe máy cao cấp hơn là xe hơi giá rẻ, ngay cả khi giá tương đương.


#3 Người tiêu dùng chuyển hướng vào siêu thị




Nhiều người tiêu dùng ưu ái mua sắm ở các siêu thị, trung tâm thương mại, hay cửa hàng tiện lợi, hơn là chợ truyền thống. Thu Ha, một nhân viên văn phòng 30 tuổi ở TPHCM, nói rằng cô cảm thấy ăn toàn hơn khi mua sữa hay một số hàng hóa khác ở siêu thị cho con vì cô có thể kiểm tra xuất xứ hàng hóa. Theo điều tra của chính phủ, số siêu thị ở thành phố đã gấp đôi từ 2005 đến 2011, trong khoảng 200. Bộ Công Thương Việt Nam dự đoán cả nước sẽ có từ 1,200 đến 1,300 siêu thị hết năm 2020.


#4 Sự cân bằng của công việc(cv) và cuộc sống(cs) sau tốt nghiệp




Tháng 5 năm 2014, một khảo sát của Universum đã công bố. Hơn nửa số sinh viên Việt Nam nhận định đang tìm kiếm " sự cân bằng giữa cv- cs" như là một ưu tiên hàng đầu sau tốt nghiệp. Yếu tố quan trọng thứ 2 được tìm thấy là "cống hiến và phục vụ những điều tốt đẹp", xếp trên cả yếu tố "ổn định việc làm". Uinversum nhận định " Khác với Việt Nam, các cử nhân đại học ở các quốc gia Đông Nam Á khác quan tâm hơn đến yếu tố ổn định nghề nghiệp".

#5 Xung đột ảnh hưởng thị trường lao động




 Thị trường lao động địa phương bị ảnh hưởng bởi những xung đột gây ra do phong trào bài xích Trung Quốc (TQ), quốc gia đã gây ra căng thẳng chính trị giữa Việt Nam(VN) và TQ sau khi người TQ cho tàu thăm do khai thác dầu trong vùng lãnh hải chồng lấn chủ quyền ở biển Đông. Xung đột làm thất nghiệp khoảng 60,000+ công nhân địa phương, nhiều nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài bị buộc phải tạm ngừng hoạt động.
 Khu vực sản xuất kinh doanh(sxkd) tại các khu công nghiệp ở Bình Dương bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với hơn 100 nhà máy (hầu hết do người TQ sở hữu) bị hư hại nặng. Một vài tuần sau đó, rất nhiều phương tiện truyền thông đã kêu gọi người tiêu dùng tẩy chay hàng hóa xuất sứ TQ.


#6 Hệ thống siêu thị đánh mất lòng tin của người tiêu dùng




 Trong khi người tiêu dùng thành thị bắt đầu chuyển đổi mua sắm từ chợ truyền thống sang siệu thị trong những năm gần đây, nhưng gần đây siêu thị đang mất lòng tin của người tiêu dùng. Chất lượng của hàng hóa trong siêu thị trong năm trước đến nay đã bị đặt một dấu hỏi lớn, một vài người tiêu dùng đã từ bỏ siêu thị.
 Một trong những trường hợp gần đây nhất, do báo Tuổi Trẻ đăng, một lượng lớn đồ hộp khô được nhập từ TQ được tìm thấy trên hệ thống kệ trưng bày của siêu thị được ngụy trang bằng các nhãn mác xuất xứ VN. Trong khi các đơn vị Quản Lý Thị Trường tập trung thường xuyên kiểm soát chợ, họ bỏ qua siêu thị.


#7 Tranh chấp ngoại giao dẫn đến nổ ra phong trào Tẩy Chay



 TQ triển khai tàu khai thác dầu trong vùng biển tranh chấp chủ quyền chồng lấn của Việt Nam và TQ, đã dẫn đến sự kêu gọi tẩy chay hàng hóa TQ trong nước. " Nếu bạn là người Việt Nam, bạn không được mua, sử dụng hay ủng hộ hàng TQ", trên các diễn đàn mạng đăng tải.
 Rộng hơn, hàng hóa TQ đã từ lâu đồng nghĩa với chất lượng thấp và giá rẻ trong mắt người Việt Nam. Theo phỏng vấn người dân địa phương ở một số tỉnh phụ cận, An Giang, Long An, Tây Ninh, người dân bài trừ hàng TQ, ngay cả khi hàng hóa có giá rẻ mạt. "Mọi người có thể mua hàng hóa của Hàn Quốc, Thái Lan, hay Indonesia, với giá cả ngày càng rẻ hơn và chất lượng hoàn toàn tốt hơn vì chính sách mậu dịch tự do ", người dân chia sẻ.


#8 Lớn hơn chưa chắc tốt hơn




 Ở khắp nơi trên thế giới, trồng được rau củ hoa quả kích cỡ lớn đòi hỏi khả năng và tay nghề của những người nông dân nhà nghề, nhưng ở Việt Nam thì không hoàn toàn như vậy. Nông dân các vùng Tây Nguyên đã và đang trồng được những rau củ kích cỡ lớn, tuy nhiên họ lại vấp phải những khó khăn để thuyết phục người tiêu dùng rằng "đây không phải là hàng nhập khẩu của TQ". Những loại rau củ cỡ lớn phải kể đến cải bắp nặng 3kg, hay cà chua từ 500g.
 Sự hiểu lầm bắt nguồn từ thực tế rằng một số lượng lớn rau củ nhập khẩu của TQ, như gừng, tỏi, cải bắp, khoai tây, và cà rốt luôn có kích cỡ lớn hơn của địa phương trồng. Trong khi đó có rất nhiều báo cáo về chất lượng siêu kém của nông sản TQ nhập khẩu đã dấy lên một sự lo lắng tột độ của người tiêu dùng khi mà hàng hóa TQ có thể trà trộn gắn mác hàng địa phương một cách dễ dàng. "Nhiều người tiêu dùng khẳng định rằng rau củ trồng trong nước phải có kích cỡ bình thường (nhỏ hơn nông sản TQ) ", một thương lái chia sẻ với báo Tuổi Trẻ.

#9 Nỗi lo mang tên "thực phẩm không an toàn"





Lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng trong tâm lý người tiêu dùng. Theo cục quản lý về sinh an toàn thực phẩm, đơn vị thu thập khoảng 24,000 mẫu thực phẩm cả nước trong năm ngoái để kiểm định. Trong đó, 45% được tìm thấy có chứa đất, 25% dính vi khuẩn dòng coli, 8.4% có hàng the, và 7.9% có chất methanol (chất độc sử dụng để chống đông).
Một người tiêu dùng ở TPHCM, chia sẻ với phóng viên báo Thanh Nien : " gần đây, tôi mua một miếng thịt lợn. Khi nấu, tôi phải vứt đi vì nó co lại quá nhanh, chúng ta không thể sống mà không ăn,  nhưng ăn mà lo quá".


No comments:

Post a Comment