THỊ TRƯỜNG QUẦN ÁO & GIÀY DÉP VIỆT NAM
Thị trường bán lẻ tăng trưởng trong năm 2013 trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái
Ngành giày dép và quần áo trong năm 2013 cho thấy sự tăng trưởng mạnh hơn năm 2012, mặc dù nên kinh tế đang trong đà suy thoái. Nhu cầu tiêu dùng cá nhân trong lĩnh vực quần áo giày dép tăng mạnh song song với sự mở rộng của các nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam. Giá cả trung bình nhìn nhận tăng trong năm 2013 so với 2012 do nhiều yếu tố như : nguyên vật liệu đầu vào và chi phí bán lẻ, đặc biệt giá xăng và điện tăng cũng góp phần đẩy nhà sản xuất và bán lẻ tăng giá thành sản phẩm.
Social media đang ngày càng chứng minh là một công cụ quảng cáo hữu hiệu.
Các khảo sát lấy ý kiến của người tiêu dùng cho thấy, social media, đặc biệt là các cộng đồng online như Facebook đang trở thành một công cụ quảng cáo cực kì hiệu quả của ngành quần áo. Sự tăng trưởng này có được do yếu tố gia tăng số lượng người sử dụng internet đặc biệt ở dân số trẻ, lượng khách hàng chính của các nhãn hàng quần áo. Các nhãn hàng quốc tế lợi dụng xu thế này để tiếp cận khách hàng, không những quảng bá những sản phẩm mới nhất mà còn để xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Trong đó phải kể đến, ACFC Việt Nam, công ty được nhượng quyền phân phối các nhãn hàng quốc tế như: GAP, Nike, Diesel, chạy Facebook fan page và quảng cáo cho các nhãn hàng mình đang phân phối.
Các hãng hàng thế giới củng cố sự hiện diện tại Việt Nam
Năm 2013, các thương hiệu thế giới lần lượt củng cố sự hiện diện tại Việt Nam. Điều này đạt được hoàn toàn do nhu cầu của khách hàng trong nước gia tăng cho các mặt hàng có thương hiệu cùng với sự chạy theo xu thế thời trang, các khuyến mãi, và sự có mặt ngày càng nhiều các hệ thống bán lẻ. Trong năm 2013, Nike đã nâng tổng số cửa hàng bán lẻ lên 28 tại Việt Nam, một cửa hàng rộng 400 m2 cũng đã được mở ở phía Bắc vào tháng Tư năm 2013.
Các nhà bán lẻ chuyên vẫn là key trong các kênh phân phối
Các nhà bán lẻ chuyên (chỉ phân phối sp của 1 nhà sx hoặc chỉ bán 1 loại sp nhất định) vẫn giữ vai trò chủ chốt trong hệ thống phân phối trong nằm 2013, tạo nên sự tiện lợi và linh hoạt cho người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ này có mặt ở hầu hết tất cả những khu dân cư, bao gồm các thành phố lớn như TPHCM và Hà Nội, cung cấp đa dạng các thể loại từ tiết kiệm đến cao cấp.
XU THẾ CHÍNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
Các nhãn hàng trong nước vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt
Các nhãn hàng trong nước được dự đoán sẽ vấp phải sự cạnh tranh khố liệt, nguyên do Việt Nam gia nhập TPP ( Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương). Do đó, trong giai đoạn 2014-2018, Việt Nam(VN) sẽ mở cửa thị trường nội địa cho các quốc gia khác trong TPP, bỏ 100% hàng rào thuế quan. Theo TPP, thuế nhập khẩu quần áo sẽ giảm từ 20% xuống 0% khi VN gia nhập TPP.
Các doanh nghiệp/nhãn hàng nội địa được dự đoán sẽ mất thị phần vào tay các thương hiệu lớn như là Zara, H&M, Uniqlo. Các doanh nghiệp trong nước phải tích cực cải thiện mẫu mã thiết kế và bắt kịp xu thế thời trang thế giới cũng như cải tiến quy trình sản xuất và điều hành để có thể cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.
Giá cả sẽ được bình ổn
Giá trung bình sẽ được giữ ổn định. Chính phủ đang nổi lực kiểm soát lạm phát và nền kinh tế. Tuy nhiên sự cạnh tranh trong ngành quần áo-giày dép đang tăng cao do VN gia nhập TPP với sự có mặt của các nhãn hàng quốc tế. Do đó, giá cả sẽ được giữ ở mức ổn định để kích thích người tiêu dùng mở rộng hầu bao, và do đó nhu cầu thị trường sẽ từ từ gia tăng.
Mua sắm ONLINE trở nên phổ biến hơn ở các thành phố lớn
Trong năm 2013, trào lưu mua sắm online trở nên phổ biến hơn do sự gia tăng nhu cầu sử dụng internet và sự phát triển của các phương thức thanh toán online banking và thanh toán thẻ credit/debit. Số lượng người tiêu dùng mua sắm online gia tăng, mặc dù chất lượng sản phẩm, giao nhận, và thanh toán giao dịch an toàn và bảo mật thông tin cá nhân vẫn còn là mối quan ngại lớn của người tiêu dùng online. Ở VN, các website thương mại điện tử (TMĐT) phổ biến phải kể đến: lazada.vn, zalora.vn, hangtot.com, ebay.vn, tiki.vn...hầu hết chỉ bán hàng online và không có shop thực tế.
Năm 2013, website bán hàng quần áo online thông dụng nhất ở Việt Nam là www.zalora.vn của công ty Retail&Logistics Recess Co Ltd. Website này cung cấp đa dạng các mặt hàng và các chế độ hậu mãi giúp nó đứng vững ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội. Giữa năm 2013, zalora cho ra đời ứng dụng dành cho smartphone và table trên hệ điều hành Android đánh dấu sự khởi đầu của thị trường m-commerce (thương mại dành cho di động).
DỮ LIỆU THỊ TRƯỜNG
Doanh số thị trường quần áo & giày dép 2008-2013
Thị phần của các doanh nghiệp trong nước 2009-2013
Thị phần các thương hiệu nước ngoài 2009-2013
Nguồn: Euromonitor Int, tổng cục thống kê (GSO), thông tin thương mại, báo thương mại, nghiên cứu cá nhân
Thị phần các kênh phân phối thị trường quần áo giày dép 2008-2013 (%)
Nguồn: Euromonitor Int, tổng cục thống kê (GSO), thông tin thương mại, báo thương mại, nghiên cứu cá nhân
No comments:
Post a Comment