Search This Blog

Thursday, August 20, 2015

Các quỹ đầu tư mạo hiểm đáng chú ý cho Startup (Part I)

Ecosystem startup Vietnam
Nguồn: tyusd.com

Sự thành công của các Startup đánh dấu một sự giúp sức đáng kể từ các Quỹ đầu tư mạo hiểm (VCs). Từ quy trình, mối quan hệ, pháp lý đến các khoản đầu tư là những ưu thế do các VCs mang lại. Riêng tổ chức
Vietnam silicon valley (VSV) là một đề án của chính phủ Việt Nam - vườn ươm hỗ trợ startup với mong muốn Việt Nam có thể tạo ra những Startup tỷ đô có thể thay đổi cả thế giới. VSV sẽ dành ít nhất 10,000 USD hỗ trợ cho mỗi Startup tham gia chương trình của mình.
Bên cạnh đó các quỹ đến từ cả trong nước và nước ngoài cũng đang tích cực đầu tư và tìm kiếm những Startup tiềm năng để rót vốn. Trong đó phải kể đến các:

1. Seedcom (Việt Nam)
Nguồn: haravan.com
Xét về khía cạnh thương mại điện tử thì Seedcom là đơn vị dẫn đầu, một bàn tay vô hình nhấc bổng các Startup về các khía cạnh chuỗi cung ứng bán lẻ và thương mại điện tử. Với cổ đông đồng sáng lập quan trọng nhất là anh Đinh Anh Huân - đồng sáng lập của Thế Giới Di Động được mệnh danh là Best Buy của Việt Nam. Với thế mạnh từ kinh nghiệm từ chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động và nền tảng thương mại điện tử sẽ hỗ trợ tối đa cho các Startup trong cùng phương thức kinh doanh.
Dưới đây là danh mục đầu tư của Seedcom và tất cả đều liên quan đến bán lẻ:
  • concung.com: Một cửa hàng bán các sản phẩm cho mẹ và bé đang lên kế hoạch mở 400 cửa hàng vào năm 2017.
  • Juno.vn: Chuỗi cửa hàng giày, túi và trang sức phụ nữ. Bản thân thương hiệu này cũng sản xuất giày.
  • TheCoffeeHouse.vn: Một chuỗi cửa hàng bán và sản xuất cà phê.
  • BaCayChoi.com : Mô hình giải trí và giáo dục hướng đến trẻ em và các gia đình.
  • Fivetech: Là công ty liên kết với rất nhiều thương hiệu thời trang để sản xuất quần áo.
  • Tiki.vn: Được ví là Amazon của Việt Nam, Tiki ban đầu bán sách và dần mở rộng sang những mảng khác và gần đây nhất là sách điện tử với tên Miki.
  • GiaoHangNhanh.vn: Đây là một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực vận chyển hứa hẹn nhất tại Việt Nam.
  • Haravan.com: là nền tảng cho người kinh doanh. Người dùng tự tạo website bán hàng, có thể mở rộng bằng kho ứng dụng và kết nối với nhiều chuyên gia mọi lĩnh vực để hỗ trợ kinh doanh
  • Ngoài ra còn có các công ty khác như: Eway.vn, Cent, Spiral, Firefly
2. IDG Venture Vietnam

Nguồn: Khoinghiep.org.vn


IDGVV đầu tư vào các công ty có chất lượng cao và tăng trưởng trong các lĩnh vực như hạ tầng thương mại điện tử, thông tin truyền thông, kinh doanh công nghệ, truyền thông - giải trí. Thông thường IDGVV sẽ là quỹ đầu tư đầu tiên tham gia vào các công ty đạt được sự thỏa thuận đầu tư.

Hiện IDGVV đang gây quỹ thứ 2 trị giá 150 triệu USD để đầu tư vào các lĩnh vực trên, dự kiến bắt đầu giải ngân vào đầu hoặc giữa năm sau.
Chiến lược mở rộng đầu tư sang những lĩnh vực khác vẫn tuân theo định hướng truyền thống của Quỹ sẽ là ưu tiên cho những công ty tận dụng được lợi thế công nghệ, vì đó là giá trị cốt lõi của họ.

Danh mục đầu tư hiện tại của IDGVV bao gồm 40 công ty rất năng động trong giới công nghệ mới nổi, phương tiện truyền thông và các lĩnh vực viễn thông của Việt Nam tại http://idgvv.com.vn/en/portfolios

3. FPT Venture (Việt Nam)


Nguồn: Chungta.vn - Giám đốc quỹ Trần Hữu Đức

Cập nhật đến tháng 5/2015

FPT Ventures sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư và là nơi ươm mầm cho các startup bằng việc cung cấp tiền mặt, nguồn lực cũng như kỹ năng về công nghệ và kinh nghiệm quản lý. “Quỹ sẽ đưa ra quyết định đầu tư chỉ trong vòng 4 tháng kể từ ngày ý tưởng được gửi đi”, anh Trần Hữu Đức - giám đốc quỹ nói. “Yêu cầu của chúng tôi với các nhà sáng lập là cam kết trong vòng ít nhất 5 năm phải xây dựng được thành một công ty lớn”

Hiện FPT Ventures đang đầu tư ngay trong nội bộ tập đoàn, gồm: Sendo.vn, Ants.vn, FPT Play, Nhacso.net, Viecnha.vn, gostudybooking.com, và Fshare.vn.

“FPT sẽ đổ 3 triệu USD mỗi năm cho FPT Ventures”, Chủ tịch Trương Gia Bình tiết lộ khi được khách mời hỏi về quy mô vốn đầu tư cho các startup trong sự kiện Techday 2015. “FPT Ventures sẽ thổi một luồng khí sáng tạo tới khắp đất nước, để mỗi cá nhân trở nên sáng tạo hơn, doanh nghiệp nhỏ lớn hơn, còn doanh nghiệp lớn sẽ thành vĩ đại”.


(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn tham khảo:
1. http://npif.org/startup-tai-viet-nam-duoi-goc-nhin-cua-trang-cnet/
2. http://thebusiness.vn/bai-viet/nguon-von-doi-dao-cho-cac-du-an-startup-viet_139.html
3. http://www.action.vn/tag/quy-dau-tu-mao-hiem-tai-viet-nam
4.http://genk.vn/tin-ict/quy-dau-tu-500-startups-nham-toi-cac-doanh-nghiep-tre-tai-viet-nam-va-dong-nam-a-20150818104607728.chn
5. http://tyusd.com/startup-tai-viet-nam-song-sot-do-chinh-la-ky-nang-so-1.html
6. http://khoinghiep.hoclamgiau.vn/tin-tuc/478/VSV--Vuon-uom-cho-cac-startup-khoi-nghiep
7. http://www.haravan.com/hocvien/the-luc-nao-dang-sau-hang-loat-startup-o-viet-nam/
8. http://yup.edu.vn/333/
9.http://chungta.vn/tin-tuc/cong-nghe/fpt-ra-mat-quy-dau-tu-mao-hiem-don-khoi-nghiep-cong-nghe-39924.html





Wednesday, August 19, 2015

Một startup thành công thu hút vốn đầu tư như thế nào?

Đánh giá start-up của bạn dưới góc độ của một nhà/quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capitalist) như thế nào?


Các nhà đầu tư mạo hiểm là những người đã và đang làm công việc đầu tư hàng thế kỷ. Họ biết rõ điều họ đang làm và chắc chắn một điều họ có một cái nhìn phân tích tốt hơn bạn, một điều chắc chắn.

Cũng không hẳn đúng nếu nói là start-up của bạn sẽ không thành công nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn mà các nhà đầu tư đưa ra. Các hàng đống các doanh nghiệp bị từ chối bởi nhiều nhà đầu tư mạo hiểm mà cuối cùng đột phá thị trường và trở nên cực kỳ thành công. Thỉnh thoảng lại có một ý tưởng mà tất cả mọi người đều nhận thấy là điền rồ nhưng lại là ý tưởng chỉ có 1 trong 1 triệu như Google hoặc Skype.

Vậy câu hỏi đặt ra là các nhà đầu tư mạo hiểm (venture capitalist) quyết định đầu tư vào một start-up như thế nào? Các Venture Capitalists (VCs) là nhưng cá nhân với kinh nghiệm riêng, suy nghĩ, và cách xử lý vấn đề rất riêng, vậy nên họ không đánh giá các start-up giống như nhau. Nhưng khi làm việc với hàng chục thậm chí là hàng trăm VCs cũng chính là các nhà đầu tư chiến lược cho tập đoàn hay ngân hàng, một điều chắc chắn rằng 6 điều sau đây nếu bạn sẽ muốn nắm giữ nếu bạn muốn thu hút các nhà đầu tư chuyên nghiệp:


The problem (vấn đề). khó khăn mà ai cũng gặp phải là gì? thị trường cần gì? hoặc bạn đang giải quyết vấn đề nào mà khách hàng đang bị đau đầu? Điểm mấu chốt quan trọng để giải quyết vấn đề đó là gì?
Ví dụ: Vấn đề của Uber nằm ở chỗ: "bắt taxi hay có xe để đi từ điểm A đến điểm B thực sự là một nhức nhói. Phải có 1 phần mềm (app) cho vấn đề đó"

TIP: Nếu giải pháp của bạn thật sự có ích và nó chạm đến vấn đề mang tính cá nhân của những nhà đầu tư (họ cũng đang gặp vấn đề tương tự). Bạn hãy chuẩn bị để được đầu tư.

The solution (Giải pháp). giải pháp duy nhất cho vấn đề đó là gì? nó tốt hơn những giải pháp khác gấp 10 lần như thế nào? Hãy định nghĩa thật rõ ràng các khái niệm và cách mà bạn định trình bày vấn đề, và những sản phẩm dịch vụ nào bạn dự kiến phát triển. Giải pháp của bạn có yêu cầu một hệ sinh thái độc nhất nào không hay đã có sẵn?

TIP: Đừng đi quá sâu. Hãy nhớ rằng, VCs là những nhà đầu tư tổng quan, họ không hẳn là chuyên gia trong lĩnh vực của bạn.

The market (Thị trường). Khách hàng tìm năng của bạn là đối tượng nào và độ lớn thị trường tiềm năng của bạn như thế nào? Hãy cung cấp số liệu thị trường có sẵn, phân khúc bạn lên kế hoạch cung cấp dịch vụ và một mốc thời gian cụ thể bạn lên kế hoạch để thâm nhập xâm chiếm thị trường đó theo thời gian. Giải thích rõ ràng tất cả các giả thuyết có thể xảy ra.

TIP: Độ lớn của thị trường thường phải khá lớn ( từ $100 triệu đến $1 tỷ hoặc tương đương), nhưng không phải phi thực tế.

The competition (Cạnh tranh). Giải pháp hiện tại và tương lai, công nghệ, hay công ty có thể cạnh tranh với bạn trong thị trường? Bạn khác biệt hóa như thế nào? Giá trị khác biệt độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh; tại sao giải pháp của bạn lại giành thắng lợi? Tài sản trí tuệ hoặc những rào cản xâm nhập thị trường khác sẽ giúp bạn có ưu thế dẫn đầu trong cạnh tranh là gì?

TIP: Vạch ra những viễn cảnh tốt nhất để bạn có thể thực hiện được, nhưng cũng đồng thời đặt ra những rào cản lớn cho các đối thủ cạnh tranh khác muốn thâm nhập. Nếu không, bạn phải trình bày làm cách nào bạn luôn dẫn đầu cạnh tranh khi mà mọi đối thủ sẽ đổ dồn vào tìm kiếm cơ hội.

The team (Đội nhóm). đội ngũ quản lý của bạn gồm những ai, background của họ và lý do tại sao họ lại được thỏa mãn yêu cầu của công ty để mang lại giải pháp cho thị trường? có khoảng trống đáng kể nào cần lấp không? Bạn lên kế hoạch mở rộng kinh doanh để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh như thế nào?

TIP: Đây là yếu tố quan trọng nhất. Yếu tố đường dài. Nếu quan niệm kinh doanh của bạn không phát triển tốt, khả năng của đội nhóm sẽ quyết định bạn có chuyển đổi hiệu quả hay không.

The business (Kinh doanh). kế hoạch kinh doanh của bạn là gì? cung cấp một bản ước tính vốn và doanh thu trong 3 năm và bao gồm bạn muốn gọi bao nhiêu vốn, khi nào bạn cần và cần để cụ thể làm gì? Kế hoạch của bạn dựa vào những giả thuyết nào?

TIP: Nên có một bản backup giấy chi tiết để nếu có ai đó muốn xem nhiều hơn. Ban đầu nên tóm gọn chỉ trong 2-3 slides. Đồng thời, tránh những giả định không căn cứ như nếu phép màu xảy ra thì đường lợi nhuận sẽ vụt bay như thế này..... Những chi tiết không có căn cứ không nên đề cập.

Yếu tố mấu chốt là bạn phải tóm gọn lại trong 1-2 trang giấy hoặc nếu thuyết trình thì chỉ trong khoảng 20 slides. Và, tập luyện là cực kỳ quan trọng cho 3 lý do sau:

Đầu tiên, đây là những yếu tố cực quan trọng để biến một start-up thành một công ty thành công.

Thứ 2, Nếu bạn có thể làm cho nhà đầu tư chuyên nghiệp viết cho bạn một cam kết đầu tư và xé check thì đó là một minh chứng không gì tốt hơn cho khái niệm kinh doanh của bạn, big - time.

Thứ 3, sớm hay muộn, bạn cũng phải trả lời tất cả những câu hỏi trên....và sớm thì luôn tốt hơn là muộn.

Những năm gần đây Startup là một trào lưu và hiện tượng trong giới trẻ - những người trẻ có quyết tâm khởi nghiệp. Thế nhưng số lượng Startup thành công vẫn chưa thực sự đáng kể.

Theo ông Trần Mạnh Công - Giám đốc Topica Founder Institute, dự án hỗ trợ khởi nghiệp hàng đầu Việt Nam, hiện nay ở Việt Nam chỉ có khoảng 28 startup tạm xem là thành công, tức là thỏa mãn được một trong các tiêu chí có định giá từ 10 triệu USD hoặc doanh thu từ 2 triệu USD hoặc có từ 100 nhân viên hoặc đã gọi vốn vòng 2 hoặc đã bán được công ty với giá tốt.




<Nguồn:> doanhnhansaigon.vn, Topica Founder Institute,
Trong số 28 startup này: độ tuổi trung bình khi họ khởi nghiệp là 28,8; 78% từng làm thuê hoặc khởi nghiệp thất bại ở 2 công ty trước đây; 45% từng học hoặc làm việc tại nước ngoài trước khi về nước khởi nghiệp; thời gian trung bình dành cho startup đến lúc thành công là 5,7 năm và sẽ mất lâu hơn nữa để trở thành công ty có giá trị hàng trăm triệu USD; và 100% đều học hỏi và bản địa hoá từ mô hình tương tự đã thành công ở nước ngoài.
Như vậy, ngoài việc khởi nghiệp khá muộn, các startup Việt Nam cũng không thể tránh khỏi việc đi sao chép các mô hình thành công từ nước ngoài.
Và ngay cả với những startup đã huy động được vốn đầu tư cũng không có gì đảm bảo chắc chắn rằng startup đó sẽ thành công. Nhưng với nguồn vốn đầu tư, các giá trị gia tăng mà nhà đầu tư mang lại sẽ là bệ phóng giúp cho startup đến gần với thành công một cách nhanh nhất và đi được xa nhất.

Tham khảo tình hình sức khỏe của các doanh nghiệp Startup tại Mỹ 2012.
<Nguồn:> Mashable.com

Tài liệu tham khảo:
1. How to evaluate your startup like a VC, Steve Tobak, <http://www.entrepreneur.com/article/235475>
2. Startup: 99% sao chép + 1% sáng tạo = thành công, Kiều Châu,<http://www.doanhnhansaigon.vn/khoi-nghiep/startup-99-sao-chep-1-sang-tao-thanh-cong/1089347/>
3. Startup success by the numbers, Stephanie Walden,<http://mashable.com/2014/01/30/startup-success-infographic/>




Wednesday, August 5, 2015

Làm cách nào để tăng doanh thu từ 20 - 25% ?


Up-selling (bán thêm) và cross-selling (bán chéo) và bài học từ Mcdonald làm cách nào để tăng 20-25% doanh thu


Up-selling (bán thêm)

Up-selling là khi một khách hàng hiện hữu của công ty hay cửa hàng đã mua hàng hoặc đang trong quá trình lựa chọn hàng hóa được đề nghị phiên bản tốt hơn hoặc quy mô hơn của sản phẩm họ đang mua.Up-selling nghĩa là cung cấp cho khách hàng đang mua hàng một sản phẩm cùng loại với tính năng tốt hơn hoặc thêm tính năng. Một ví dụ khá điển hình của up-selling đến từ người khổng lồ trong lĩnh vực thức ăn nhanh McDonald với câu hỏi đơn giản: "Anh có muốn order phần ăn lớn hơn không?" (would you like to supersize your order?)

Cross-selling (bán chéo)

Cross-selling là bán thêm những sản phẩm khác có lợi cho khách hàng sử dụng cách thức gợi ý, khuyến khích khách hàng mua hàng. Và có lẽ ví dụ kinh điển nhất của cách thức bán chéo cũng đến từ McDonald. Khi bạn order một chiếc Big Mac, bạn chắc chắn sẽ nghe "Quí khách có muốn ăn kèm với khoai tây chiên không?" (Would you like fries with that?). Sẽ không phải ai cũng mua nhưng hãy tưởng tượng xem: McDonald phục vụ 68 triệu khách hàng một ngày, ở 119 quốc gia thông qua hơn 35,000 cửa hàng nhượng quyền. McDonald biết chắc rằng một chiếc bánh burger sẽ chẳng bao giờ tuyệt vời hơn nếu thiếu khoai tây chiên. Và với câu hỏi đơn giản đó họ đã bán thêm 9 triệu pounds khoai tây chiên mỗi ngày trên toàn cầu.Và họ đã tăng 25% doanh thu theo cách như thế. Và chắc chắn họ không chỉ dừng ở khoai tây chiên. Họ hỏi cả nước và ngay cả nếu khách hàng muốn đổi nước nhỏ sang nước lớn. Và kỹ thuật tương tự này mang đến thêm 28 triệu USD doanh thu cho McDonald trong năm 2014.

Cách này có hiệu quả không? (Do they work?)

Nếu bạn có khách hàng trung thành. Họ sẽ có xu hướng mua thêm do lòng tin của họ đối với công việc kinh doanh của bạn. Vào năm 2006, mảng bán lẻ sách online của Amazon báo cáo rằng 35% doanh thu đến từ cross-selling. Hãy tưởng tượng lợi nhuận sẽ như thế nào nếu 1 sản phẩm bán ra bạn có thể bán kèm thêm 1 sản phẩm nữa.
Và theo Marketing Metrics thì xác suất một khách hàng cũ mua thêm là 60-70% trong khi đối với khách hàng mới chỉ 5-20%.
Đừng bao giờ nghĩ bạn đang ép khách hàng mua hàng, họ sẽ chẳng mua nếu thực sự không cần nó. Đây là một tình huống win-win.

Không được làm gì?

Tuyệt đối không bao giờ up-selling hay cross-selling với những sản phẩm khách hàng không thực sự cần và không có ích với họ. Đừng để một ít lợi nhuận làm mất đi lòng tin của khách hàng đối với bạn.
Và một luật bất thành văn là không bao giờ ép hoặc gợi ý thêm nếu khách hàng đã từ chối yêu cầu của bạn một lần. Một khách hàng sẽ chẳng bao giờ trở lại nếu họ cảm thấy không thoải mái bởi những yêu cầu vớ vẩn hoặc những khuyến mãi mà họ không thực sự cần.
Tuyệt đối không được ngại ngùng khi đề nghị với khách hàng một sản phẩm mà bạn nghĩ sẽ rất tốt cho họ. Khi bạn đại diện cho quyền lợi và lợi ích của khách hàng. Họ sẽ yêu quí bạn mà chẳng phải tốn một đồng marketing nào.

------------------------------------------------------------------------
Source: <telesalesmaster.com> <thenextweb.com> <swsydneybec.com>
Dịch giả: +Simon Dang
Tác giả: +Simon Dang

Sunday, July 26, 2015

Người Việt chuộng xe nhập khẩu hay lắp ráp???

Trong 10 xe bán chạy nhất nửa đầu 2015 chỉ có Ford Ranger là xe nhập khẩu, nhưng thị phần dòng xe này tăng đều trong các năm qua.




Và top 10 mẫu xe bán chạy nhất của nửa đầu 2015



<Nguồn:> VAMA, <infographic:> vnexpress

Sunday, March 15, 2015

Du lịch và lữ hành tại Việt Nam - tổng quan thị trường 12/2014


Tổng quan thị trường



Thị trường du lịch và lữ hành tại Việt Nam chứng kiến một sự chuyển biến tích cực


2013, nhìn chung nhiều hạng mục du lịch và lữ hành như du lịch nội địa, du lịch trong nước và bán tour đã ghi nhân sự chuyển biến mạnh so với năm 2012. Sự chuyển biến tích cực đến từ sự hồi phục của nền kinh tế nội địa cũng như những nỗ lực marketing và quảng cáo từ nhiều hãng lữ hành và hãng máy bay trong đó có Vietnam Airline. Mặc dù khách hàng chi tiêu khá dè dặt, nhưng những chiến dịch khuyến mãi và giảm giá đã thành công trong việc kích cầu du lịch. Chính vì lý do đó thị trường đã duy trì tăng trưởng tích cực trong suốt 2013 và 2014.





Những công ty công dẫn đầu thị trường 


Chính phủ kiểm soát thị trường du lịch và lữ hành trong suốt thời điểm vừa qua. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, những công ty vốn nhà nước như Vietnam Airline và Saigon Tourist luôn giữ vị thế dẫn đầu trong vận tải cũng như du lịch nghĩ dưỡng trong năm. Tuy nhiên, cùng với những chính sách mậu dịch tự do và thả nổi thị trường để hòa nhập với trào lưu của thế giới, sự trỗi dậy của những công ty nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch lữ hành đã gây được sựu chú ý của người Việt như Vietjet Air.


Doanh số bán online chiếm lĩnh sự tăng trưởng của thị trường


Từ 2013, ngày càng nhiều người việt đặc biệt là giới trí thức trẻ, thích nghi mạnh mẽ với trào lưu và thói quen mua sắm online từ những sản phẩm cho đến dịch vụ trên internet. Xu thế này gắn mật thiết với sự phát triển ngày càng hoàn thiện của hệ thống thanh toán và ngân hàng cùng với mật độ sử dụng internet dày đặc. Bên cạnh đó, lối sống và làm việc bận rộn cũng là một nhân tố tất yếu gắn với sự phát triển vượt bậc của doanh số online trong thị trường du lịch và lữ hành.


Chính phủ liên tiếp dùng những biện pháp hỗ trợ để kích cầu du lịch


Từ 2003, tổng cục du lịch Việt Nam đã tổ chức ra năm du lịch toàn quốc của Việt Nam - chương trình du lịch thường niên. Mỗi địa phương được chủ trì sự kiện đặc biệt này hằng năm. Chương trình này của chính phủ được cho là một cách kích cầu du lịch Việt cũng như thu hút sự chú ý của khách du lịch nội địa và quốc tế. Bên cạnh chương trình du lịch thường niên, chính phủ còn tổ chức những sự kiện quốc tế như là Cuộc thi bắn pháo bông quốc tế tại Đà Nẵng để thu hút khách du lịch đến Việt Nam.



Một viễn cảnh tươi sáng cho thị trường du lịch Việt


Du lịch và lữ hành tại Việt Nam được dự đoán tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tiếp theo. Sự gia tăng thu nhập và cải thiện chất lượng sống sẽ là những yếu tố đóng góp mạnh mẽ vì du lịch ngày càng dễ tiếp cận hơn cho nhiều tầng lớp xã hội hơn. Theo kế hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, chính phủ Việt Nam sẽ chỉ định thị trường du lịch và lữ hành sẽ là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam. Vì thế, chính phủ sẽ tiếp tục có những kế hoạch và chính sách để cải thiện các sản phẩm du lịch và dịch vụ không chỉ tăng giá trị và số lượng chuyến mà còn tăng giá trị dịch vụ và hạ tầng.



    Số lượng khách du lịch theo tuổi 2008-2013

    Nguồn: Euromonitor Int., thống kê báo chí, solieuthitruong.blogspot.com, phỏng vấn

    % khách du lịch theo mùa 2008-2013

     Nguồn: Euromonitor Int., thống kê báo chí, solieuthitruong.blogspot.com, phỏng vấn

   % chuyến du lịch theo mùa 2008-2013

      Nguồn: Euromonitor Int., thống kê báo chí, solieuthitruong.blogspot.com, phỏng vấn


Friday, December 26, 2014

Nước uống đóng chai tại Việt Nam, bottle water in Viet Nam


Nước uống đóng chai tại Việt Nam | Bottle water in Viet Nam
soliethitruong.blogspot.com | 26.12.2014



SƠ LƯỢC

Thị trường nước uống đóng chai tại Việt Nam ghi nhận đà tăng trưởng 18% tổng doanh số bán hàng trong năm 2013. Xu thế người dân ngày nay ngày càng quan tâm đến bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cũng như các quan ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống, chính xu thế này giúp cho ngành nước đóng chai luôn phát triển ổn định về mặt doanh số. Theo doanh số bán của ngành, nước đóng chai vẫn có tốc độ phát triển nhanh nhất trong năm 2013. Giá trung bình tiếp tục tăng nhẹ. PepsiCo Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thị trường nước đóng chai với 32% thị phần. Doanh số ngành đạt đến tốc độ tăng trưởng kép ở mức 15%.

XU THẾ


Trong năm 2013, doanh số ngành nước đóng chai tăng trưởng 18% so với 2012. Do sự gia tăng vấn đề quan ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều người Việt ưu tiên sử dụng nước đóng chai hơn là nước vòi. Không giống như các nước phát triển, nước vòi ở Việt Nam không thể uống trực tiếp được mà phải qua đun nấu. Tuy vận nhưng vẫn không hoàn toàn loại bỏ vi khuẩn và tạp chất. Một số gia đình có điều kiện còn trang bị thêm các hệ thống lọc nước máy để đảm bảo an toàn cho nước dùng sinh hoạt. Không những vậy, một số thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, ở một số vùng thậm chí vẫn thiếu nước sạch cho sinh hoạt. Chính vì lẽ đó, nước đóng chai trở nên ngày càng phổ biến hơn và là một phần không thể thiếu. Cộng thêm các yếu tố như, thu nhập của người dân ngày càng tăng, chất lượng sống tăng, và sự bùng nổ làn sóng du khách cộng thêm một thực tế là nước đóng chai (nước suối) được xem như là một lựa chọn tốt cho sức khỏe, tất cả các yếu tố đó làm nên một thị trường nước uống đóng chai tăng trưởng ổn định trong năm 2013.

Trong thị trường nước uống đóng chai, nước đóng chai (nước suối) vẫn giữ mức tăng trưởng mạnh nhất đạt 18% trong năm 2013. Trong khi đó nước đóng chai có ga (nước khoáng) vẫn giữ mức tăng trưởng 14%, nước đóng chai có hương vẫn không được thị trường quan tâm lắm vì người tiêu thụ hoàn toàn không có nhận thức về sự tồn tại của sản phẩm này. Sự phát triển của nước đóng chai (nước suối) bên cạnh vấn đề do quan ngại về sức khỏe, yếu tố quảng cáo tiếp thị được nhà sản xuất đẩy mạnh nhằm luôn gây sự chú ý và nhận thức của cộng đồng, cũng là một yếu tố thúc đẩy sức phát triển của thị trường này. Cộng thêm, một hệ thống kênh phân phối phủ khắp mọi nơi từ nhà hàng cao cấp cho đến điểm bán vỉa hè và giá rẻ so với nước có ga, nước suối vẫn chiếm lĩnh thị trường nước đóng chai.

Yếu tố môi trường mặc dù chiếm được sự chú ý của cả nước, tuy nhiên vẫn không phải là ưu tiên số một của người tiêu dùng Việt. Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm dựa trên các yếu tố thương hiệu, giá, và sự tiện nghi hơn là yếu tố bảo vệ môi trường. Một vài sản phẩm đẩy mạnh thông điệp bảo vệ môi trường như Dasani của Coca-cola Việt Nam. Nhãn hàng này còn quảng cáo rằng chai của họ mỏng hơn của đối thủ nên dễ bẻ xoắn và vò nát trước khi vất đi, dễ tái chế. Tuy vậy, người tiêu dùng hoàn toàn không quan tâm thậm chí không biết đến sự tồn tại của thông điệp này, dẫn đến không hề tác động gì kích cầu cho Dasani.  Do đó, nhiều nhà sản xuất đã hoàn toàn bỏ qua yếu tố môi trường khi sản xuất.


MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH

Pepsi Việt Nam và La Vie vẫn là hai công ty dẫn đầu trong thị trường với lần lượt 32% và 27% thị phần. Thành công của họ phải kể đến hệ thống phân phối toàn quốc, danh tiếng, và các hoạt động tiếp thị không mệt mỏi. Đặc biệt, La Vie đã đầu tư $12 triệu đô trong năm 2012 để xây dựng nhà máy sản xuất tại Long An, tăng gấp đôi đầu tư của công ty này vào lĩnh vực nước đóng chai. Công ty này làm vậy không chỉ để mở rộng và củng cố vị thế mà còn để gia tăng độ tiếp cận khách hàng.

Cuối thang 3 năm 2013, tập đoàn Masan đã dùng 171 tỷ VND để mua thêm 25% cổ phần của công ty nước suối Vĩnh Hảo trở thành cổ đông lớn nhất với 63% cổ phần. Masan mong muốn Vĩnh Hảo sẽ vươn lên là một trong những công ty dẫn đầu trong sân chơi nước đóng chai.

Ngoại trừ Pepsi, La Vie, và Coca-cola là các công ty ngoại, các đối thủ còn lại là những công ty Việt Nam trong thị trường này. Tuy nhiên, chỉ 3 công ty này thôi đã chiếm 66% thị phần nước đóng chai tại Việt Nam. Một lần nữa, xu thế chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng Việt đã và đang cổ xúy cho sự phát triển của các công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Một đặc điểm đáng chú ý của thị trường nước uống đóng chai tại Việt Nam, không hề có sự phân biệt giữa các thương hiệu cao cấp, bình dân, rẻ tiền. Thật vậy, giá của các thương hiệu nước ngoài như Aquafina, La Vie và Dasani, chỉ đắt hơn một ít so với các thương hiệu nội như Sapuwa hay Vĩnh Hảo. Do vậy, hệ thống phân phối, hoạt động marketing, và yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm là những nhân tố chủ lực quyết định thành công của một thương hiệu trong ngành nước đóng chai tại Việt Nam

DỰ BÁO

Nước đóng chai tại Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng trong thời gian sắp tới khi mà yếu tố an toàn sức khỏe vẫn là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng Việt. Cộng thêm, đại đa số người tiêu dùng Việt vẫn mặc định nước đóng chai (nước suối) là an toàn và tốt cho sức khỏe nhất và ngày càng nhiều người tiêu thụ, gia đình, văn phòng, công ty đã và đang sử dụng nước đóng chai thay cho nước vòi. Tuy nhiên, theo một thực tế là thị trường đang phát triển nhanh và tiến đến mức độ bão hòa, mức tăng trưởng sẽ có phần chậm lại so với các giai đoạn trước.

Một trong những mối đe dọa tiềm tàng cho sự phát triển của nước suối là sự phát triển của các loại nước giải khát khác như trà xanh, nước uống cho thể thao, và nước uống bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, do bản chất và lợi ích của nước suối, cộng thêm tuyên truyền của truyền thông về tác hại của việc lạm dụng nước ngọt , mối đe dọa này dường như không có ảnh hưởng gì lớn đến nhu cầu của nước suối.

Chính phủ Việt Nam ngày càng thắt chặt kiểm soát với nước đóng chai để đảm bảo yêu cầu về chất lượng và vệ sinh cũng như yếu tố bảo vệ môi trường. Trong năm 2013, nhiều nhà sản xuất nhỏ, chủ yếu là nội địa không tuẩn thủ quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm hay tuân theo các quy chuẩn về việc bảo vệ môi trường. Kết quả, chính phủ sẽ ngày càng kiểm soát chặt các công ty địa phương hơn để đảm bảo một sự phát triển bền vững.

Doanh số thị trường nước đóng chai theo: khối lượng 2008-2013
 Source: EuromonitorInt., solieuthitruong.blogspot.com, trade press, press interview, store check


Doanh số thị trường nước đóng chai theo: giá trị 2008-2013
 Source: EuromonitorInt., solieuthitruong.blogspot.com, trade press, press interview, store check

Thị phần của các công ty trong thị trường nước đóng chai: % 2008-2013
Source: EuromonitorInt., solieuthitruong.blogspot.com, trade press, press interview, store check

Thị phần của các nhãn hàng trong thị trường nước đóng chai: % 2008-2013
Source: EuromonitorInt., solieuthitruong.blogspot.com, trade press, press interview, store check