NHỮNG ĐIỂM NHẤN
- Thị trường bia chứng kiến sự tăng trưởng khởi sắc trong bán lẻ với 11% tăng tương đương 3,200 triệu lít bia tiêu thụ trong năm 2013
- Văn hóa xã giao, và các nhu cầu giao tiếp trong xã hội từ lâu đã đóng góp vào đà tăng trưởng mạnh của thị trường trong năm 2013
- Giá bán lẻ có tăng so với các năm do tác động của chi phí tiếp thị, một phần chi tiêu khá lớn ước tính 60-70% trên tổng chi phí.
- Công ty bia và nước giải khát Sài Gòn tiếp tục thống trị thị trường này với tổng thị phần 46% trong năm 2013
- Bia được dự đoán sẽ còn tăng trưởng mạnh tổng sản lượng ở mức 9%.
XU HƯỚNG
- Năm 2013 chứng kiến một sự tăng trưởng mạnh của thị trường bia ở mức 11%. Văn hóa giao tiếp đặc thù của người Việt Nam góp phần tạo nên sự tăng trưởng không ngừng cho thị trường và qua đó tạo nên sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh Anheuser-Busch Inbev tuyên bố sẽ tiến vào thị trường Việt Nam cuối năm 2014, trong nằm 2012 và 2013 thị trường bia Việt Nam đã chào đón một đối thủ mới là Sapporo từ Nhật Bản. Nhận ra thách thức từ thị trường, Bia Sài Gòn đã tiến hành các động thái khuyến mãi giảm, điều chỉnh giá để ứng phó.
- Trong năm 2013, để ứng phó với liên minh mới gia nhập Anheuser-Bushch Inbev và Sapporo. Chủ nhà bia Sài Gòn (sabeco) và bia Hà Nội (Habeco) đã tập trung mở rộng thị trường phân phối xuống tận các khu vực nông thôn. Thêm nữa, các công ty bia lớn còn tài trợ cho các đội bóng để làm các chiến dịch truyền thông lớn nhắm đến các khách hàng nam giới.
- Lager (bia nhẹ) là thức uống phổ biến ở Việt Nam. Lý do chính là bởi vì phần đông dân số đã quen với vị ngọt nhẹ trong mùi vị đã từ lâu, làm cho các mùi vị bia mới rất khó được chấp nhận. Ví dụ: bia đen có vị hơi đắng và nồng, mạnh đối với khá nhiều người Việt nói chung. Không nhiều cty mạnh dạn đầu tư vào phân khúc không phổ biến đó. Chỉ có một vài cửa hàng bia tươi và bia nhập nhắm đến 1 lượng nhỏ dân địa phương và expat (người nước ngoài làm việc tại VN) vì họ là những người muốn thử những mùi vị mới.
- Giá bán lẻ năm 2013 tiếp tục tăng so với năm 2012 do chi phí marketing cao. Hơn nữa, nhu cầu thị trường không có dấu hiệu giảm sút cho các năm gần đây, vì vậy yếu tố giá chưa phải là ưu tiên hàng đầu cho nhiều cty bia khi đưa sp ra thị trường. Mặt khác, giá đóng vai trò quan trọng để định vị thương hiệu trên những phân khúc thị trường tiềm năng.
- Những thương hiệu bia nhập cao cấp đang dẫn đầu các phân khúc bia với tăng trưởng cao nhất ở mức 19%. Một phần nguyên do cũng do chính phủ tuyên truyền người dùng về tác hại của bia rượu đối với sức khỏe. Kết quả, người Việt tìm đến các loại bia nhập từ phương Tây vì nghĩ sp tốt hơn chất lượng hơn. Ví dụ: nhiều người tiêu thụ ưu ái Heineken nhập từ Pháp với lý do là không bị chóng mặt, nhức đầu sau khi uống. Bên cạnh lý do sức khỏe, bia nhập còn phục vụ cho phân khúc khách hàng thu nhập cao để chứng tỏ đẳng cấp trước đối tác. Nắm bắt xu thế đó, càng nhiều nhà, bar, vũ trường tiến hành cung cấp các thương hiệu bia xa xỉ từ đó hình thành một xu thế ở VN
- Đối tượng khách hàng chủ yếu vẫn là nam giới. Mặc dù những năm gần đây nữ giới có tham gia sử dụng cho các mục đích giao tiếp xã hội và cho công việc nhưng con số đó quá nhỏ vì chen lẫn nhiều yếu tố như sức khỏe, sắc đẹp so với nam giới.
- Mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường thực phẩm và đồ uống lại tăng trưởng khá mạnh với một con số chóng mặt của các nhà hàng, quán rượu nở rộ khắp nơi. Lý do chính là vị người tiêu dùng dễ dàng cắt giảm ngân sách cho quần áo, và những thứ không cần thiết khác nhưng không phải là dịch vụ ăn uống. Trong thị trường thì các quán rượu (pubs) là những kênh phân phối mạnh nhất vì là những địa điểm yêu thích cho các khách hàng giao tế bạn bè và đối tác kinh doanh.
- Bia chai là dạng phổ biến nhất đối với người tiêu thụ vì họ nghĩ rằng sử dụng bao bì này sẽ phù hợp hơn khi gặp gỡ khách hàng hay tiệc tùng. Thêm vào đó giá của bia chai cũng cạnh tranh hơn bia lon. Bên cạnh bia chai, bia lon phổ biến hơn ở phân khúc mua mang đi hay quà tặng bởi vì tính dễ chuyên chở mà không sợ hư vỡ trong quá trình vận chuyển.
THÔNG TIN CƠ BẢN
- Bia cao cấp, giá từ 35,000/lít, thường được tiêu thụ bởi giai cấp trung và cao cấp trong xã hội. Hầu hết các nhãn hàng trong phân khúc này như Carlsberg, Corona Extra và Pilsner Urquell thường được phân phối ở các cửa hàng chuyên hay các kênh có giới hạn, và rất ít trong các kênh siêu thị và đại siêu thị.
- Bia nhẹ, có giá từ 21,000 VND đến 35,000 VND / lít, bao gồm 3 thương hiệu lớn trong nước như bia Sài Gòn, bia Hà Nội, bia Viet Nam. các thương hiệu lớn và phủ sóng rộng khắp đất nước.
- Bia phổ thông, giá 21,000 VND và thấp hơn, gồm các phân khúc thấp bao gồm cả bia hơi, bia tươi. Và thông thường phân khúc này không bị kiểm soát bởi chính phủ vì đặc tính nhỏ lẻ tự ủ của từng cơ sở.
Source: Euromonitor Int., Local press, solieuthitruong.blogspot.com, store research, inhouse research
Thị phần của các công ty bia giai đoạn 2009-2013 (%)
Source: Euromonitor Int., Local press, solieuthitruong.blogspot.com, store research, inhouse research
Thị phần của các thương hiệu bia giai đoạn 2009-2013 (%)
Source: Euromonitor Int., Local press, solieuthitruong.blogspot.com, store research, inhouse research
No comments:
Post a Comment