Search This Blog

Wednesday, August 19, 2015

Một startup thành công thu hút vốn đầu tư như thế nào?

Đánh giá start-up của bạn dưới góc độ của một nhà/quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capitalist) như thế nào?


Các nhà đầu tư mạo hiểm là những người đã và đang làm công việc đầu tư hàng thế kỷ. Họ biết rõ điều họ đang làm và chắc chắn một điều họ có một cái nhìn phân tích tốt hơn bạn, một điều chắc chắn.

Cũng không hẳn đúng nếu nói là start-up của bạn sẽ không thành công nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn mà các nhà đầu tư đưa ra. Các hàng đống các doanh nghiệp bị từ chối bởi nhiều nhà đầu tư mạo hiểm mà cuối cùng đột phá thị trường và trở nên cực kỳ thành công. Thỉnh thoảng lại có một ý tưởng mà tất cả mọi người đều nhận thấy là điền rồ nhưng lại là ý tưởng chỉ có 1 trong 1 triệu như Google hoặc Skype.

Vậy câu hỏi đặt ra là các nhà đầu tư mạo hiểm (venture capitalist) quyết định đầu tư vào một start-up như thế nào? Các Venture Capitalists (VCs) là nhưng cá nhân với kinh nghiệm riêng, suy nghĩ, và cách xử lý vấn đề rất riêng, vậy nên họ không đánh giá các start-up giống như nhau. Nhưng khi làm việc với hàng chục thậm chí là hàng trăm VCs cũng chính là các nhà đầu tư chiến lược cho tập đoàn hay ngân hàng, một điều chắc chắn rằng 6 điều sau đây nếu bạn sẽ muốn nắm giữ nếu bạn muốn thu hút các nhà đầu tư chuyên nghiệp:


The problem (vấn đề). khó khăn mà ai cũng gặp phải là gì? thị trường cần gì? hoặc bạn đang giải quyết vấn đề nào mà khách hàng đang bị đau đầu? Điểm mấu chốt quan trọng để giải quyết vấn đề đó là gì?
Ví dụ: Vấn đề của Uber nằm ở chỗ: "bắt taxi hay có xe để đi từ điểm A đến điểm B thực sự là một nhức nhói. Phải có 1 phần mềm (app) cho vấn đề đó"

TIP: Nếu giải pháp của bạn thật sự có ích và nó chạm đến vấn đề mang tính cá nhân của những nhà đầu tư (họ cũng đang gặp vấn đề tương tự). Bạn hãy chuẩn bị để được đầu tư.

The solution (Giải pháp). giải pháp duy nhất cho vấn đề đó là gì? nó tốt hơn những giải pháp khác gấp 10 lần như thế nào? Hãy định nghĩa thật rõ ràng các khái niệm và cách mà bạn định trình bày vấn đề, và những sản phẩm dịch vụ nào bạn dự kiến phát triển. Giải pháp của bạn có yêu cầu một hệ sinh thái độc nhất nào không hay đã có sẵn?

TIP: Đừng đi quá sâu. Hãy nhớ rằng, VCs là những nhà đầu tư tổng quan, họ không hẳn là chuyên gia trong lĩnh vực của bạn.

The market (Thị trường). Khách hàng tìm năng của bạn là đối tượng nào và độ lớn thị trường tiềm năng của bạn như thế nào? Hãy cung cấp số liệu thị trường có sẵn, phân khúc bạn lên kế hoạch cung cấp dịch vụ và một mốc thời gian cụ thể bạn lên kế hoạch để thâm nhập xâm chiếm thị trường đó theo thời gian. Giải thích rõ ràng tất cả các giả thuyết có thể xảy ra.

TIP: Độ lớn của thị trường thường phải khá lớn ( từ $100 triệu đến $1 tỷ hoặc tương đương), nhưng không phải phi thực tế.

The competition (Cạnh tranh). Giải pháp hiện tại và tương lai, công nghệ, hay công ty có thể cạnh tranh với bạn trong thị trường? Bạn khác biệt hóa như thế nào? Giá trị khác biệt độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh; tại sao giải pháp của bạn lại giành thắng lợi? Tài sản trí tuệ hoặc những rào cản xâm nhập thị trường khác sẽ giúp bạn có ưu thế dẫn đầu trong cạnh tranh là gì?

TIP: Vạch ra những viễn cảnh tốt nhất để bạn có thể thực hiện được, nhưng cũng đồng thời đặt ra những rào cản lớn cho các đối thủ cạnh tranh khác muốn thâm nhập. Nếu không, bạn phải trình bày làm cách nào bạn luôn dẫn đầu cạnh tranh khi mà mọi đối thủ sẽ đổ dồn vào tìm kiếm cơ hội.

The team (Đội nhóm). đội ngũ quản lý của bạn gồm những ai, background của họ và lý do tại sao họ lại được thỏa mãn yêu cầu của công ty để mang lại giải pháp cho thị trường? có khoảng trống đáng kể nào cần lấp không? Bạn lên kế hoạch mở rộng kinh doanh để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh như thế nào?

TIP: Đây là yếu tố quan trọng nhất. Yếu tố đường dài. Nếu quan niệm kinh doanh của bạn không phát triển tốt, khả năng của đội nhóm sẽ quyết định bạn có chuyển đổi hiệu quả hay không.

The business (Kinh doanh). kế hoạch kinh doanh của bạn là gì? cung cấp một bản ước tính vốn và doanh thu trong 3 năm và bao gồm bạn muốn gọi bao nhiêu vốn, khi nào bạn cần và cần để cụ thể làm gì? Kế hoạch của bạn dựa vào những giả thuyết nào?

TIP: Nên có một bản backup giấy chi tiết để nếu có ai đó muốn xem nhiều hơn. Ban đầu nên tóm gọn chỉ trong 2-3 slides. Đồng thời, tránh những giả định không căn cứ như nếu phép màu xảy ra thì đường lợi nhuận sẽ vụt bay như thế này..... Những chi tiết không có căn cứ không nên đề cập.

Yếu tố mấu chốt là bạn phải tóm gọn lại trong 1-2 trang giấy hoặc nếu thuyết trình thì chỉ trong khoảng 20 slides. Và, tập luyện là cực kỳ quan trọng cho 3 lý do sau:

Đầu tiên, đây là những yếu tố cực quan trọng để biến một start-up thành một công ty thành công.

Thứ 2, Nếu bạn có thể làm cho nhà đầu tư chuyên nghiệp viết cho bạn một cam kết đầu tư và xé check thì đó là một minh chứng không gì tốt hơn cho khái niệm kinh doanh của bạn, big - time.

Thứ 3, sớm hay muộn, bạn cũng phải trả lời tất cả những câu hỏi trên....và sớm thì luôn tốt hơn là muộn.

Những năm gần đây Startup là một trào lưu và hiện tượng trong giới trẻ - những người trẻ có quyết tâm khởi nghiệp. Thế nhưng số lượng Startup thành công vẫn chưa thực sự đáng kể.

Theo ông Trần Mạnh Công - Giám đốc Topica Founder Institute, dự án hỗ trợ khởi nghiệp hàng đầu Việt Nam, hiện nay ở Việt Nam chỉ có khoảng 28 startup tạm xem là thành công, tức là thỏa mãn được một trong các tiêu chí có định giá từ 10 triệu USD hoặc doanh thu từ 2 triệu USD hoặc có từ 100 nhân viên hoặc đã gọi vốn vòng 2 hoặc đã bán được công ty với giá tốt.




<Nguồn:> doanhnhansaigon.vn, Topica Founder Institute,
Trong số 28 startup này: độ tuổi trung bình khi họ khởi nghiệp là 28,8; 78% từng làm thuê hoặc khởi nghiệp thất bại ở 2 công ty trước đây; 45% từng học hoặc làm việc tại nước ngoài trước khi về nước khởi nghiệp; thời gian trung bình dành cho startup đến lúc thành công là 5,7 năm và sẽ mất lâu hơn nữa để trở thành công ty có giá trị hàng trăm triệu USD; và 100% đều học hỏi và bản địa hoá từ mô hình tương tự đã thành công ở nước ngoài.
Như vậy, ngoài việc khởi nghiệp khá muộn, các startup Việt Nam cũng không thể tránh khỏi việc đi sao chép các mô hình thành công từ nước ngoài.
Và ngay cả với những startup đã huy động được vốn đầu tư cũng không có gì đảm bảo chắc chắn rằng startup đó sẽ thành công. Nhưng với nguồn vốn đầu tư, các giá trị gia tăng mà nhà đầu tư mang lại sẽ là bệ phóng giúp cho startup đến gần với thành công một cách nhanh nhất và đi được xa nhất.

Tham khảo tình hình sức khỏe của các doanh nghiệp Startup tại Mỹ 2012.
<Nguồn:> Mashable.com

Tài liệu tham khảo:
1. How to evaluate your startup like a VC, Steve Tobak, <http://www.entrepreneur.com/article/235475>
2. Startup: 99% sao chép + 1% sáng tạo = thành công, Kiều Châu,<http://www.doanhnhansaigon.vn/khoi-nghiep/startup-99-sao-chep-1-sang-tao-thanh-cong/1089347/>
3. Startup success by the numbers, Stephanie Walden,<http://mashable.com/2014/01/30/startup-success-infographic/>




No comments:

Post a Comment